Chuột cắn có sao không? Nguy cơ mắc bệnh khi bị chuột cắn

Bị chuột cắn có sao không? Những nguy cơ tiềm ẩn khi bị loài gặm nhấm này tấn công nghiêm trọng đến mức nào? Bị chuột cắn nên làm gì đầu tiên? Chích ngừa sau khi bị chuột cắn liệu có khả thi? Có cách đuổi chuột vĩnh viễn nào hiệu quả không? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách trả lời những câu hỏi trên

Bị chuột cắn có sao không? Một số căn bệnh có nguy cơ mắc phải

Chuột là một loài gặm nhấm với 20% xoắn khuẩn trong máu. Chúng vừa phá hoại, vừa có thể lây truyền nhiều loại bệnh, tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người. Những căn bệnh nguy hiểm cùng các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến khi vô tình bị chuột tấn công là lời giải đáp dứt khoát cho câu hỏi “chuột cắn có sao không?”, “chuột cắn có nguy hiểm không?”.

Bị chuột cắn có sao không?
Bị chuột cắn có sao không?

Hình thức truyền bệnh từ chuột sang người có thể thông qua những loại thực phẩm bị nhiễm khuẩn, côn trùng trung gian, chất thải hoặc dấu chuột cắn . Dưới đây là một số căn bệnh có nguy cơ mắc phải khi bị chuột cắn.

Bệnh Sodoku

Tên gọi Sodoku được ghép 2 từ tiếng Nhật: “So” có nghĩa là chuột, “doku” là nhiễm độc. Đây là một loại bệnh do xoắn khuẩn Spirillum minus, tìm được khi phân tích máu của bệnh nhân tại vết chuột cắn. Loại xoắn khuẩn này tồn tại trên cơ lưỡi của chuột. Cứ 4 con chuột thì lại có một con mang xoắn khuẩn Spirillum minus. Chúng lây lan thông qua các vết cắn, cào hoặc thức ăn có lẫn nước tiểu của con chuột chứa mầm bệnh.

Biểu hiện và triệu chứng của người mắc phải bệnh Sodoku

Thời gian ủ bệnh là 5 – 30 ngày. Nếu không được điều trị đúng cách, Sodoku sẽ kéo dài 1 – 2 tháng và tỷ lệ tử vong là khoảng 6 – 10%. Triệu chứng bệnh khởi phát đột ngột với những biểu hiện sau:

  • Sốt cao (39ºC – 40ºC) kèm theo các triệu chứng ớn lạnh, sốt thành từng cơn không có chu kỳ. Trong 1 – 3 tháng nhiễm bệnh, cơn sốt sẽ có thể tái phát thêm vài lần.
Bị nhiễm bệnh Sodoku sẽ có triệu chứng sốt cao và ớn lạnh
Bị nhiễm bệnh Sodoku sẽ có triệu chứng sốt cao và ớn lạnh
  • Dấu hiệu ngoài da bao gồm: Các ban sẩn xuất huyết nổi thành cụm, tập trung chủ yếu ở phần da đầu, mặt và nửa thân trên.
  • Vết cắn gây tổn thương ngoài da có thể tự khỏi nhưng đa số các trường hợp sẽ xuất hiện hiện tượng ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch khu vực.
  • Có thể có những biểu hiện đau cơ, khớp và nghiêm trọng hơn là dẫn tới viêm khớp.
  • Trong những trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh nặng có thể xảy ra thêm các triệu chứng như: đau đầu, xuất hiện ảo giác, mê sảng hoặc hôn mê. Các biến chứng nguy hiểm có thể tiến triển như: viêm nội tâm mạc, nhồi máu cơ tim, viêm phổi hoặc thiếu máu nặng.

Bệnh dịch tễ

Chuột cắn chảy máu có sao không? Nếu vô tình bị chuột cắn chảy máu và không xử lý vết thương cẩn thận, quý khách có nguy cơ mắc bệnh dịch tễ. Bệnh này lây truyền trực tiếp sang người thông qua vết cắn, vết cào, nguồn thức ăn, nước uống có lẫn nước tiểu của chuột bị bệnh. Nguồn lây gián tiếp thông qua việc tiếp xúc giữa tay không với các con chuột bị bệnh, chết trong phòng thí nghiệm. Trực khuẩn có tên Streptobacillus moniliformis là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Loại bệnh này xảy ra nhiều ở châu Âu và châu Mỹ.

Biểu hiện và triệu chứng của người mắc phải bệnh dịch tễ

  • Sốt cao trên 40ºC, gai rét, đau đầu,…
  • Đau cơ, khớp, viêm khớp dạng thấp, có triệu chứng phát ban xuất huyết ở gan bàn chân, bàn tay.
Chuột cắn gây ban xuất huyết ở gan bàn tay
Chuột cắn gây ban xuất huyết ở gan bàn tay
  • Hội chứng nhiễm trùng xuất hiện kéo dài nhiều ngày kèm theo hiện tượng buồn nôn.
  • Sốt sẽ tự thuyên giảm sau 3 – 5 ngày, các biểu hiện đau khớp cũng tiêu biến trong 10 – 14 ngày sau đó.
  • Biến chứng nặng như: viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, viêm màng não, viêm phổi, thiếu máu vẫn có thể xảy ra trên những bệnh nhân nhiễm bệnh nặng.

Bệnh sốt Haverhill

Bệnh sốt do chuột cắn căn nguyên là Streptobacillus moniliformis lây qua đường tiêu hóa được biết đến với tên gọi là sốt Haverhill. Loại trực khuẩn này được tìm thấy trong mũi hầu của chuột. Streptobacillus moniliformis là trực khuẩn gram âm, ưa khí, không di động, đa thể như: hình cầu, oval, hình thoi hoặc hình khối.

Biểu hiện và triệu chứng của người mắc phải bệnh sốt Haverhill

  • Thời gian ủ bệnh Haverhill diễn ra từ 3 – 10 ngày.
  • Đột ngột xuất hiện các triệu chứng: nhiễm trùng, sốt cao trên 40ºC, đau đầu.
Người mắc phải bệnh sốt Haverhill sẽ có các triệu chứng nhiễm trùng, sốt cao trên 40ºC, đau đầu
Người mắc phải bệnh sốt Haverhill sẽ có các triệu chứng nhiễm trùng, sốt cao trên 40ºC, đau đầu
  • Ban xuất huyết xảy ra ở gan bàn chân và bàn tay.
  • Viêm khớp xuất hiện tập trung ở những khớp lớn.
  • Dấu hiệu sốt tự thuyên giảm sau 3 – 5 ngày mà không cần dùng thuốc, các biểu hiện viêm khớp sẽ mất đi sau khoảng 10 – 14 ngày.
  • Biến chứng nguy hiểm tương tự như bệnh dịch tễ gồm: viêm nội tâm mạc, viêm màng ngoài tim, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, thiếu máu,…

Nhiễm virus Hanta

Virus Hanta sống trong cơ thể các loài gặm nhấm, đặc biệt là chuột. Chúng xâm nhập vào cơ thể khi con người hít phải không khí có chứa chất thải của chuột nhiễm virus.

Biểu hiện và triệu chứng của người nhiễm virus Hanta

  • Ho, sốt, nhức đầu, mỏi cơ, suy nhược,…
  • Xảy ra hội chứng phổi (HPS) với những biểu hiện đáng lo ngại sau 4 – 10 ngày bị nhiễm như: sốt cao, suy hô hấp.
Nhiễm virus Hanta gây suy hô hấp
Nhiễm virus Hanta gây suy hô hấp
  • Hội chứng thận kèm theo bệnh sốt xuất huyết (HFRS): sốt, đau cơ kéo dài, giảm tiểu cầu và huyết áp.

>>> Xem thêm tại: THUỐC DIỆT CHUỘT STRORM 0.005% | Thuốc chuột sinh học

Cách xử lý vết thương khi bị chuột cắn nhanh chóng

Bị chuột cắn có bị sao không? Nếu quý khách biết cách vệ sinh vết thương sau khi bị chuột cắn chảy máu thì sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Cụ thể những bước xử lý khi bị chuột cắn được các bác sĩ khuyến nghị như sau:

  • Vệ sinh vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, tẩy trùng chuyên dụng và rửa sạch lại với nước ấm.
  • Lau khô, bôi thuốc mỡ lên miệng vết thương và dán băng gạc để tránh nhiễm trùng.
Sát trùng vết thương khi bị chuột cắn và rửa lại với nước ấm
Sát trùng vết thương khi bị chuột cắn và rửa lại với nước ấm
  • Theo dõi tình hình vết thương thường xuyên để kịp ứng phó nếu xuất hiện các hiện tượng như sưng tấy, nhiễm trùng, chảy mủ,…
  • Đến các cơ sở y tế để kiểm tra, tiêm phòng hoặc khâu vết thương.

Bị chuột cắn có cần phải chích ngừa hay không?

Bị chuột cắn có sao không? Có phải đi chích ngừa sau khi bị cắn không? Đây là những băn khoăn của nhiều người khi bị chuột cắn. Nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, quý khách nên theo dõi khi bị chuột cắn, sau đó khám tại các trung tâm tiêm phòng vắc-xin để được tư vấn chính xác nhất và lưu ý những điều sau:

  • Đối với vết cắn nhẹ: Quý khách sát trùng nhiều lần và không cần đi tiêm ngừa dại nếu không có báo cáo về lịch sử các ca bệnh dại do chuột cắn tại nơi ở trong thời gian gần đây.
  • Đối với vết cắn nặng: Quý khách đến trung tâm y tế dự phòng thành phố, quận, huyện hoặc trạm y tế để khám, đảm bảo an toàn sức khỏe.

>>> Xem thêm: Cách làm bẫy chuột thông minh

Những cách phòng tránh bị chuột cắn

Sau khi giải đáp cho câu hỏi “bị chuột cắn có sao không?”, dưới đây là một số cách phòng tránh “tai nạn” này.

  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, sắp xếp đồ đạc gọn gàng là một trong những cách ngăn chuột đến trú ẩn, sinh sản và tấn công thành viên trong gia đình.
  • Giữ thói quen đóng kín cửa cổng, tủ để ngăn chuột bên ngoài vào nhà.
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa để phòng tránh chuột trú ẩn
Giữ gìn vệ sinh nhà cửa để phòng tránh chuột trú ẩn
  • Cất giữ đồ ăn đúng cách để không thu hút lũ chuột vào nhà.
  • Trang bị găng tay và khẩu trang khi dọn dẹp nhà cửa để không tiếp xúc trực tiếp với chất thải của chuột.
  • Sử dụng sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh những nơi có phân hoặc nước tiểu chuột trong nhà. Sau khi tẩy rửa cần lau lại bằng nước sạch, để khô ráo là xong.
  • Để tránh bị chuột cắn phải bạn cần ngủ mắc màn, chắn màn chặt để không cho chuột chui vào cắn.
  • Nên dùng bao tay để bắt chuột

>>> Xem thêm tại: THUỐC DIỆT CHUỘT BIORAT – GÓI 1KG

Diệt chuột trong nhà để phòng tránh tối đa nguy cơ bị chuột cắn

Để không còn trăn trở về câu hỏi “chuột cắn có sao không?”, bên cạnh việc phòng tránh, chủ động tiêu diệt loài vật này chính là một lựa chọn tối ưu. Dưới đây là một số biện pháp diệt chuột trong nhà được ưa chuộng nhất hiện nay.

Diệt chuột bằng khoai tây nghiền

Diệt chuột bằng khoai tây nghiền là biện pháp an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất mà quý khách nên biết. Cách làm đơn giản như sau: Khoai tây sống sau khi nghiền thì đặt trước hang chuột cùng một chén nước và chờ đợi kết quả.

Diệt chuột bằng khoai tây nghiền
Diệt chuột bằng khoai tây nghiền

Hàm lượng natri cao trong khoai tây sống sẽ khiến lũ chuột khát nước và phải uống liên tục. Khi khoai tây vào đến dạ dày chuột sẽ nở ra và khiến chúng không chịu được nên sẽ chết vài ngày sau đó. Phương pháp này vô cùng hữu hiệu đối với các loài chuột nhắt, chuột cống, chuột chù,…

>>> Xem thêm: Tác hại của chuộtCách bẫy chuột chù

Diệt chuột bằng mèo

Mèo vẫn luôn được biết đến là loài vật khắc tinh của chuột. Nuôi mèo để chúng xử lý lũ chuột một cách nhanh chóng và đe dọa không cho loài gặm nhấm này tiến gần khu vực nhà ở của quý khách. Chú ý nên nuôi những con mèo to, khỏe, sau đó huấn luyện chúng thích bắt chuột thay vì lựa chọn mèo cảnh xinh đẹp, sang chảnh và thờ ơ với mọi thứ trên đời.

Nuôi mèo để bắt chuột
Nuôi mèo để bắt chuột

Diệt chuột bằng băng phiến

Băng phiến hay còn được biết đến với tên gọi long não, sử dụng phổ biến trong việc xua đuổi côn trùng, rắn, mối và chuột. Cách sử dụng vô cùng đơn giản, quý khách chỉ cần bỏ băng phiến vào tủ quần áo, ngăn tủ kín hay các nơi để nhiều đồ đạc.

Diệt chuột bằng băng phiến
Diệt chuột bằng băng phiến

Chuột rất kỵ mùi long não nên sẽ không dám vào nhà quý khách nữa. Để diệt chuột, quý khách hãy nghiền băng phiến, sau đó nhét thẳng chúng vào hang chuột. Lũ chuột có thể chết ngạt khi ngửi thấy mùi hương này trong thời gian dài.

Sử dụng bả chuột

Mặc dù tính nguy hiểm của bả chuột trong gia đình có nuôi thú cưng hay con nhỏ là điều đáng e ngại. Tuy nhiên, công dụng diệt chuột tận gốc của sản phẩm này là không thể phủ nhận.

Sử dụng bả chuột đi kèm với nhiều nguy cơ nếu trong nhà có nuôi thú cưng hay trẻ nhỏ
Sử dụng bả chuột đi kèm với nhiều nguy cơ nếu trong nhà có nuôi thú cưng hay trẻ nhỏ

Bả chuột không mùi nên sẽ kết hợp với khoai tây hoặc lúa để trước hang, những nơi chúng thường chạy qua. Sau khi ăn loại thức ăn này, bả sẽ có tác dụng tức thì và chuột chết ngay lập tức. Như vậy, quý khách đã diệt trừ được mối lo về việc chuột cắn gây thương tích, bệnh hoặc phá hoại đồ đạc.

Dùng dịch vụ diệt chuột chuyên dụng

Một cách hiệu quả nhanh chóng như sử dụng thuốc diệt chuột nhưng lại an toàn hơn rất nhiều đó chính là sử dụng dịch vụ diệt chuột.

Hiện nay, công ty cung cấp dịch vụ diệt chuột và các loài côn trùng khác tại những khu dân cư xuất hiện vô cùng nhiều. Nếu quý khách không biết nên lựa chọn đơn vị nào để hợp tác thì CÔNG TY TNHH TRỪ MỐI SÀI GÒN là một gợi ý lý tưởng.

>>> Xem thêm tại: Chuột sợ mùi gì nhất? 10 Mẹo đuổi chuột ra khỏi nhà nhanh nhất

Sử dụng dịch vụ diệt chuột chuyên dụng an toàn và hiệu quả
Sử dụng dịch vụ diệt chuột chuyên dụng an toàn và hiệu quả

Chúng tôi tự hào là đơn vị có 15 năm kinh nghiệm trong nghề với trình độ chuyên môn cao, cam kết tuân thủ mọi chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Công ty sẵn sàng phục vụ tại các công trình xây dựng, nhà xưởng, kho, văn phòng, nhà ở,… với chất lượng dịch vụ hoàn hảo cùng mức giá ưu đãi nhất. Tham khảo thêm thông tin chi tiết về dịch vụ diệt chuột hiệu quả của công ty để không còn lo ngại về việc chuột cắn có sao không!

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý khách về việc chuột cắn có sao không. Đừng quên chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình bằng những biện pháp phòng tránh và tiêu diệt lũ chuột hiệu quả nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0972 363 294